Các phiên bản Leopard_1

Không tính đến việc bắt đầu đi vào thiết kế và sản xuất muộn của dòng xe tăng Panther sau chiến tranh, xe tăng Đức vẫn được tính là một trong những kiểu xe tăng tốt nhất trên thế giới. Vào đầu năm 1970, Đức đã tiếp nhận chương trình nâng cấp, hiện đại hóa xe tăng.[3]

Leopard 1A1

Leopard 1A1 được trạng bị hệ thống cân bằng ngang và dọc cho pháo chính, hệ thống giữ ấm cho nòng pháo, diềm chắn thân xe, được trang bị hệ thống vượt chướng ngại vật dưới nước và các mắt xích được ốp thêm các tấm cao su.[3]

Leopard 1A2

Leopard 1A2 được sản xuất với số lượng 232 chiếc, có giáp bằng thép đúc mạnh hơn, có hệ thống nhìn đêm dành cho pháo thủ và trưởng xe và nâng cấp hệ thống lọc bụi, gió.[3]

Leopard 1A3

110 xe tăng Leopard 1A3 được sản xuất, trang bị tháp pháo thép hàn kết cấu mới với nhiều lớp giáp, phần mở rộng phía sau tháp pháo. Bộ giáp mới với các mặt phẳng nghiêng và tấm khiên rời phía trước, phân biệt với các mẫu cũ có giáp bo tròn. Trên vị trí nạp đạn bố trí hệ thống kính ngắm tiềm vọng có khả năng quan sát 360 độ.[3]

Leopard 1A4

Năm 1974, Leopard 1A4 được ra đời (250 chiếc). khác với các thế hệ trước ở sự nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn, bổ sung hệ thống kiếm soát hỏa hoạn.. Có máy ngắm đo xa – laser cho pháo thủ được thiết kế chìm, tổ hợp máy ngắm tiềm vọng 1 ống kính để quan sát trong tình trạng ban đêm và ban ngày cho chỉ huy xe và hệ thống tính toán đường đạn điện tử.[3]

Leopard 1A5

Năm 1980, một chương trình nghiên cứu, cải tiến Leopard 1 đã được tiến hành, các phiên bản Leopard 1A1 và A2 được cung cấp một hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại rất hiệu quả trong việc tác chiến ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu. Tháp pháo của xe được thiết kế lại. Xe sử dụng pháo nòng trơn 120 mm Rheinmetall L55 của Leopard 2. Xe còn được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa hoạn EMES 18 và hệ thống các thiết bị quang học mới. Đạn APFSDS là loại đạn được sử dụng chủ yếu trong Leopard 1A5. Giáp xe cũng được tăng cường. 1300 xe tăng A1 và A2 đã được cải tiến theo gói nâng cấp này và nhận tên gọi Leopard 1A5. Những xe tăng Leopard 1A5 được chuyển giao cho Quân đội Đức lần đầu tiên vào đầu năm 1987. Kể từ Leopard 1A5 được coi là "xe tăng tiêu chuẩn" của dòng Leopard 1 ngày nay.[4]

Leopard 1A6

Phiên bản Leopard 1A1 được nâng cấp giáp bảo vệ và được bị trọng pháo nòng trơn 120 mm Rheinmetall L55 của Leopard 2.[4]

Gepard

Thiết bị phòng không tự hành "Gepard" được thiết kế một cách đặc biệt dành cho việc hỗ trợ cho các đơn vị tăng – thiết giáp và cơ giới cùng các phân đội nhằm chống lại các cuộc tấn công từ trên không trên đường hành quân. Trang thiết bị được bố trí trên tháp pháo bọc thép quay 360 độ, được lắp trên gầm xe tăng Leopard 1. Hai pháo tự động Erlicon bố trí hai bên ngoài tháp pháo – để khói súng không bị hút ngược vào buồng chiến đấu. Mỗi nòng súng có tốc độ bắn 550 viên/phút, mặc dù thông thường chúng chỉ đạt tốc độ 20-40 viên. Cơ số đạn dữ trữ gồm có 640 viên đạn nổ mạnh–xuyên giáp và 40 viên đạn xuyên giáp. "Gepard" được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực, trong đó bao gồm ra đa theo dõi, chỉ định mục tiêu và thiết bị nhận biết "bạn – thù". Ra đa theo dõi, chỉ định mục tiêu đi kèm với sự điều khiển hỏa lực, máy vi tính và kính ngắm ổn định kiểu con quay. Ngoài ra, "Gepard" còn được trang bị thiết bị dẫn đường với đèn pha điện mạnh.

Các thông số kỹ thuật chính:

  • Nơi sản xuất: Đức
  • Kíp xe: 4 người
  • Khối lượng: 47 300 kg
  • Kích thước: chiều dài: 7,68 m; chiều rộng: 3,27 m; chiều cao: 3,01 m
  • Tầm hoạt động: 600 km
  • Bọc thép: 40 mm
  • Trang bị: Hai pháo 40 mm, 7 thiết bị phóng lựu đạn khói
  • Động cơ: một động cơ diesel 10 xilanh đa nhiên liệu MTU 838 Ca M500 830 mã lực
  • Tính năng hoạt động: Tốc độ tối đa trên bộ: 65 km/h
  • Khả năng vượt chướng ngại vật: chỗ nông: 2,5 m; độ cao: 1,15 m; độ sâu: 3,0 m

Automatic

Hệ thống phòng không tự hành "Automatic" ban đầu được thiết kế như một loại xe tăng để hỗ trợ các máy bay trực thăng và những máy bay hạng nhẹ trên chiến trường, đồng thời cũng hiệu quả trong việc đối đầu với các phương tiện kỹ thuật hạng nhẹ của đối phương. "Automatic" được biết đến như một thiết bị có tháp pháo quay 360 độ với pháo tự động 76 mm cùng hai ra đa (quan sát và theo dõi), hệ thống kính ngắm quang học điện tử cùng máy vi tính điều khiển hỏa lực, trong đó, toàn bộ các thiết bị phải hoạt động như một thể thống nhất. Tháp pháo với những thiết bị này có thể lắp lên bất kỳ xe tăng nào có bệ đỡ tháp pháo có kích thước tương ứng. Để thử nghiệm, thiết bị này ban đầu được lắp trên xe tăng Tây Đức Leopard 1. Sau đó, các phiên bản sao chép khác cũng được thực hiện một cách thành công.

Các thông số kỹ thuật chính:

  • Nơi sản xuất: Đức
  • Kíp xe: 4 người
  • Khối lượng: 47 tấn
  • Kích thước: Chiều dài: 7,08 m; chiều rộng: 3,25 m; chiều cao: 3,07 m (với ra đa nằm)
  • Tầm hoạt động: 500 km
  • Bọc thép: Không xác định
  • Trang bị: 1 pháo tự động 76mm
  • Động cơ: Động cơ diesel 10 xilanh đa nhiên liệu MTU 830 mã lực
  • Tính năng hoạt động: Tốc độ tối đa trên đường bộ: 60 km
  • Khả năng vượt chướng ngại vật: Độ cao: 1,15 m; hố sâu: 3 m; chỗ nông: 1,2 m

Các phiên bản xe đặc chủng

Hà Lan đã cho tiến hành cải tiến các chiếc tăng Leopard 1A1 theo tiêu chuẩn Leopard 1A5 và đặt tên cho phiên bản mới này là Leopard 1 Verbeterd

Các lực lượng vũ trang của Canada sử dụng các loại xe kỹ thuật Taurus ARV và Badger AEV, cả hai loại xe này đều được thiết kế dựa trên khung gầm của Leopard 1.

Binh chủng Hải quân đánh bộ Hoàng gia Anh sử dụng xe bọc thép phục hồi BARV Hippo được cải tiến từ khung gầm của Leopard 1A5. Động cơ diesel 830 hp (634 kW) được giữ lại nhưng hộp số của xe được thay đổi, tốc độ nhanh nhất của xe đến 32 km/h (20 mph), một số linh kiện kỹ thuật trong xe cũng nâng cấp, thay mới, trọng lượng của xe từ khoảng 50 tấn. Hippo có thế lội nước ở độ sâu 2,95 m. Ngoài ra xe còn được trang bị các thiết bị sửa chữa chuyên dụng như: Tời kéo, thiết bị lắp cáp và thanh kéo để lai dắt các xe bọc thép bị hư hỏng; Cáp kéo và thiết bị nâng kéo cho các xe hư hỏng không thể lai dắt; Cần cẩu, máy hàn và bộ công cụ, dụng cụ liền xe dùng cho sửa chữa và bảo dưỡng; Khoang chứa vật tư phụ tùng phục vụ sửa chữa, thay thế; Lưỡi ủi để san gạt, giải phóng mặt bằng. Nhiệm vụ của BARV Hippo là cứu kéo xe tăng hay phương tiện chiến đấu bọc thép bị hư hỏng hoặc trúng đạn về điểm tập kết hoặc trú ẩn, đồng thời giúp kíp xe sửa chữa hư hỏng tại chỗ cũng như hỗ trợ phương tiện chiến đấu bọc thép trên chiến trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Leopard_1 http://www.smh.com.au/news/National/Leopard-tanks-... http://www.defence.gov.au/army/lwsc/Publications/j... http://www.defence.gov.au/dmo/lsd/land907/land907.... http://www.defence.gov.au/media/download/2007/Jul/... http://anzacsteel.hobbyvista.com/Armoured%20Vehicl... http://www.kmweg.com/gb/frame.php?page=14 http://www.strategypage.com/htmw/htarm/articles/20... http://ttvnol.com/forum/quansu/1138405/trang-16.tt... http://www.youtube.com/watch?v=RnVrE1b-6iQ http://www.haaland.info/leopard1/world/